Trụ Chữa Cháy Ngoài Nhà
Trụ chữa cháy ngoài nhà thường được lắp đặt tại những nơi có nguy cơ cháy cao, các tuyến đường, nơi có nhiều dân cư sinh sống và các cơ sở sản xuất.
Thiết bị này được lắp đặt vào hệ thống cấp nước nhằm cung cấp nước cứu hỏa khi có sự cố cháy xảy ra.
Trụ chữa cháy có vai trò cực kỳ quan trọng. Hiện nay không phải nơi nào có cháy cũng có sông nước và trụ chữa cháy chính là giải pháp tốt nhất để dự trữ nguồn nước, sẵn sàng khi có sự cố cháy ở cự ly vài chục, vài trăm mét.
Trụ Chữa Cháy 2 Cửa
Trụ chữa cháy ngoài nhà được chia thành hai loại chính, bao gồm trụ chữa cháy nổi và trụ chữa cháy ngầm.
Ngoài cách phân loại theo quy định như trên, chúng ta còn có thể phân loại trụ chữa cháy theo số cửa của họng chờ bao gồm: trụ chữa cháy 2 cửa, trụ chữa cháy 3 cửa và trụ chữa cháy 4 cửa.
Trụ chữa cháy ngoài nhà gồm trụ nổi và trụ ngầm, mỗi loại lại có cấu tạo khác nhau, cụ thể như sau:
Trụ Chữa Cháy Nổi
Trụ chữa cháy nổi được cấu thành từ 6 bộ phận chính bao gồm:
Trụ Chữa Cháy Ngầm
Trụ chữa cháy ngầm gồm 5 bộ phận chính:
Trụ nước phải được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6379: 1998: Trụ nước chữa cháy- yêu cầu kỹ thuật. Khi chế tạo các trụ nước có kết cấu và kích thước tương tự và đặc biệt khác phải được chấp thuận của cơ quan phòng cháy chữa cháy.
Trụ nước phải chịu được áp suất không dưới 1,5Mpa.
Sau khi lắp ráp trụ nước phải đảm bảo:
Trụ Chữa Cháy 3 Cửa
Van trụ nước và cơ cấu truyền động van phải chịu được tải trọng dọc trục không nhỏ hơn 3.104 N.
Lượng nước đọng lại trong trụ nước không lớn hơn 50 cm³.
Đường kính lỗ xả nước đọng của thân trụ nước không nhỏ hơn 8mm, ở đầu ra của lỗ xả nước đọng là ren ống hình trụ “Ô ½” theo TCVN 4681:1989.
Họng chờ của trụ nổi phải phù hợp với đầu nối loại DR.2-125 (M150x6) đối với họng lớn và đầu nối loại ĐT.1-77 đối với họng nhỏ theo TCVN 5739:1993.
Vòng đệm của van phải được làm bằng chất liệu cao su hoặc các vật liệu khác có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh, chịu mài mòn; độ cứng cao và chịu được môi trường ăn mòn theo TCVN 2003-77.
Phần hình vuông của trục đế nối trụ ngầm với cột lấy nước chữa cháy có kích thước 22 x 22mm với độ chính xác về kích thước phần hình vuông là -0,5. Bề mặt phần hình vuông có độ cứng từ 26 đến 38 HRC.
Lớp sơn của trụ chữa cháy không được bong tróc, là sơn phản quang màu da cam hoặc màu vàng toàn bộ nắp bảo vệ trục van ở đầu trụ.
Trụ chữa cháy nắp bảo vệ sơn vàng
Nắp đậy trụ ngầm phải là kiểu lật, không gây cản trở khi lắp cột lấy nước. Nắp đậy của họng nước và trục van của trụ nổi phải mở bằng chìa khóa 5 cạnh Z22
Phụ lục A- Chỉ dẫn lắp đặt, TCVN 6379: 1998 quy định:
Kiểm tra trụ chữa cháy ngoài nhà
Theo quy định, trụ chữa cháy phải được kiểm tra tình trạng kỹ thuật ít nhất hai lần mỗi năm, lần kiểm tra trước cách lần kiểm tra sau không quá 6 tháng về các vấn đề:
Trên đây là một vài vấn đề cơ bản liên quan đến thiết bị trụ chữa cháy ngoài nhà. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Đọc thêm các bài viết hữu ích khác:
Nguồn tin: phongchayphucthanh.com
Ý kiến bạn đọc