Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường có 2 loại: hệ thống trong nhà và hệ thống ngoài trời. Mỗi loại sẽ có cách tính toán lưu lượng, cột áp và thể tích bồn khác nhau.
Các thiết bị chính trong hệ thống họng nước chữa cháy vách tường
Một hệ thống chữa cháy họng chữa cháy vách tường được cấu thành từ các thiết bị chính gồm:
Cuộn Vòi Chữa Cháy Tomoken
Để đảm bỏ trong điều kiện bình thường áp lực nước không đổi thì các bơm sẽ được điều khiển bằng một trung tâm điều khiển tự động. Khi áp lực giảm dần, bơm bù áp sẽ tự động làm việc để cung cấp nước cho đường ống để bù lượng nước áp suất vừa mất. Trong trường hợp áp lực nước bị giảm đột ngột do đầu phun đã mở, bơm chính sẽ hoạt động để cung cấp nước chữa cháy, đồng thời tín hiệu sẽ truyền cho trung tâm báo động cũng như các thiết bị báo động khác cùng thời điểm.
Khi nhận thấy báo động có đám cháy xuất hiện trong tòa nhà, người chữa cháy phải nhanh chóng chạy tới các tủ cứu hỏa nằm trong hoặc treo trên tường. Lúc này, người thực hiện công tác chữa cháy phải nhanh chóng lăn hoặc kép ống mềm dẫn nước được xếp ngay ngắn trong tủ cứu hỏa. Sau đó lắp lăng phun vào một đầu dây, đầu còn lại lắp vào đường trục nằm trong tủ.
Một người giữ chặt vòi và một người khác mở van cấp nước tại tủ để phun nước vào đám cháy.
Thông thường các hệ thống chữa cháy phải được lắp đặt theo Tiêu chuẩn Việt Nam và các tài liệu, hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hệ thống chữa cháy họng nước vách tường mới chỉ được lắp đặt theo tiêu chuẩn chung như TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế và TCVN 5760 : 1993 hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng,… do đó còn khá nhiều bất cập.
Theo TS. Lê Sinh Hồi- ThS. Nguyễn Phan Việt, Tạp chí PC&CC số 101, để lắp đặt được một hệ thống cung cấp nước chữa cháy bên trong tòa nhà và các công trình xây dựng cần phải thực hiện hai nhiệm vụ chính bao gồm:
TS. Lê Sinh Hồi và ThS. Nguyễn Phan Việt cũng đưa ra một vài hướng dẫn cơ bản trong việc lắp đặt hệ thống chữa cháy họng nước vách tường như sau:
Cột áp họng chữa cháy vách tường được tính toán theo công thức sau:
HHCCVT=Hvòi+Hlăng
Trong đó:
HHCCVT: Cột áp cần thiết tại họng chữa cháy vách tường (m.c.m)
Hvòi: Tổn thất cột áp trên đường vòi (m.c.m)
Hlăng: Cột áp cần thiết tại đầu lăng chữa cháy (m.c.m)
Lăng Phun Chữa Cháy
TCVN 2622: 1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình- Yêu cầu thiết kế quy định: “Áp lực tự do cần thiết trong đường ống cấp nước chữa cháy áp lực thấp từ mặt đất không được dưới 10m cột nước. Trong đường ống cấp nước chữa cháy áp lực cao, thì áp lực tự do ở đầu miệng lăng của họng nước chữa cháy đặt ở vị trí cao, xa nhất thuộc ngôi nhà cao nhất phải đảm bảo cột nước đặc không dưới 10m”.
Bố trí họng chữa cháy trong nhà phải đảm bảo mỗi điểm của gian phòng có số họng nước chữa cháy đến như quy định trong bảng 14, TCVN 2622: 1995. Trong các ngôi nhà khối tích từ 1.000 m³ trở xuống có sản xuất hạng C, hạng D và E không phụ thuộc vào khối tích trong các gian bán hàng hay kho chứa hàng dưới 25.000m³ cho phép mỗi điểm chỉ một họng chữa cháy phun đến.
Họng Nước Chữa Cháy Vách Tường Lắp Đặt Tại Hành Lang
TCVN 3890: 2009, Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng quy định hệ thống họng nước chữa cháy vách tường phải được bố trí trong nhà và công trình sau:
Hệ thống họng nước chữa cháy vách tường trong nhà và công trình trong các nhà sản xuất, kho tàng có mức nguy hiểm cháy cao, nhà và công trình có chiều cao từ 25 mét trở lên, chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà ga, cảng biển,…. phải thường xuyên có nước duy trì ở áp suất đảm bảo yêu cầu chữa cháy.
Không được phép trang bị hệ thống họng nước chữa cháy vách tường trong nhà và các công trình có sử dụng hoặc bảo quản các chất mà khi tiếp xúc với nước có thể sinh ra cháy, nổ hoặc ngọn lửa lan truyền rộng.
Việc bố trí họng chữa cháy vách tường được quy định trong điều 10.14 đến 10.20, TCVN 2622- 1995, cụ thể như sau:
Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy vách tường
Theo Thông tư 52– Quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Sau khi lắp đặt, hệ thống chữa cháy phải được chạy thử để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
Hệ thống chữa cháy sau khi được đưa vào hoạt động phải được bảo quản định kỳ mỗi năm 1 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị.
Với hệ thống họng nước chữa cháy vách tường người kiểm tra phải:
Trên đây là một số vấn đề cơ bản về hệ thống họng nước chữa cháy vách tường. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Đọc thêm những bài viết hữu ích khác:
Nguồn tin: phongchayphucthanh.com
Ý kiến bạn đọc