Công nghệ chữa cháy bằng bọt

Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn
Đã xem: 2008
Thích: 1
Không thích: 0
Công nghệ chữa cháy bằng bọt có thể dập tắt đáp cháy một cách nhanh chóng
Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.
Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam hiện nay được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa, nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại.
Đối với loại foam giãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng hóa, và chỉ trong một thời gian ngắn, cả nhà kho đều trở lại bình thường.
Hệ thống foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ, được chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hưu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa cháy.
Bọt cô đặc là một chất đối chọi với xăng dầu. Mặc dù nó có cùng chung tiêu chuẩn, tuy nhiên, mỗi loại bọt - protein và fluoroprotein - có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích hợp hoặc kém thích hợp hơn đối với từng hiện trường cụ thể.
Hệ thống trộn bọt có thể là loại "balanced pressure" hoặc "inline".
Đầu phun bọt có thể là đầu sprinkler, spray, nozzle, monitor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator, tùy theo hệ thống foam được dùng.
Nguyên Lý Chữa Cháy
Tùy theo loại bọt, foam có thể chữa cháy bằng nhiều cách:
Hoặc là dùng bọt foam phủ trùm lên trên bề mặt chất cháy một lớp bọt dày, dập tắt ngọn lửa và cách ly nhiên liệu không cho tiếp tục tiếp xúc với không khí, hoặc là làm lạnh nhiên liệu bằng lượng nước có chứa trong bọt, hoặc là trùm phủ không cho chất lỏng (nhiên liệu) bốc hơi và hòa trộn vào không khí.
Bọt Chữa Cháy Foam là gì?
Nói đơn giản, bọt chữa cháy là một mãng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Foam được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.
Vài Loại Bọt (thông dụng):
Foam AFFF là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn sương phủ trên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon.
Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn nhấy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan. 


1.Tiêu chuẩn PCCC về chất chữa cháy chất tạo bọt chữa cháy ( trong đó có FOAM ) TCVN 7278-1,2,3 : 2003
2. Ngoài FOAM dùng cho xăng dầu còn nhiều ứng dụng cho chữa cháy.
3. Bồn chứa gas trong TCVN 5684 : 2003 thực ra gas là 1 sản phẩm của dầu mỏ . Trong thực tế mình thấy thiết kế cho bồn chứa gas thường dùng hệ thống tường ngăn cháy, hệ thống phun sương làm mát, hệ thống trụ chữa cháy để dập lửa. Nói cho đúng ở bồn chứa gas phòng nổ cao hơn phòng cháy. Người ta thường thiết kế các van an toàn .... Còn chữa cháy FOAM thì mình chưa thấy thiết kế. Cũng có khả năng 1 số đơn vị vẫn thiết kế khi chủ đầu tư hoặc lực lượng PCCC cơ sở yêu cầu.
4. Sản xuất cồn rượu : Thường dùng hệ thống chữa cháy FOAM cho bồn chứa Cồn.
5. Oxi già (hay còn gọi H2O2) : Chất này không cháy nhưng khi chảy lan sang các vật chất gây cháy khác sẽ tăng cao khả năng cháy của vật chất đó vì khi đó H202 = H2O + [O] . Chắc hẳn bạn biết [O] cháy chứ mạnh lắm đấy.
a. H2O2 có nồng độ thấp thường từ 2 tới 5% dùng trong y tế ( Phải đọc sơ đồ công nghệ , tham khảo các tiêu chuẩn việt nam, tiêu chuẩn nước ngoài kèm theo... ) Nếu dây chuyền sản xuất có các hóa chất dễ cháy mà hóa chất đó không hòa tan trong nước thì phải thiết kế thôi.
b. H2O2 có nồng độ cao thường từ 45 tới 65 % dùng trong tẩy rửa công nghiệp. Thường thì Việt Nam nhập hóa chất này về. Hiện tai ở VN có 1 nhà máy ở BG sản xuất loại này thì phải. Loại nồng độ cao sẽ khó điều chế hơn loại có nồng độ thấp chắc chắn nhà máy sẽ phức tạp và có nhiều hóa chất đặc biệt là hóa chất thuộc nhóm Hidrocacbon thơm vì thế sẽ phải thiết kế hệ thống FOAM.
Video cùng thể loại
Pyrogen testing

Pyrogen testing

  • Đã xem: 1409
Dây thoát nạn PCCC

Dây thoát nạn PCCC

  • Đã xem: 1566
Kitchen fire protection

Kitchen fire protection

  • Đã xem: 1328
Foam Sprinkler test

Foam Sprinkler test

  • Đã xem: 1450
Advanced Fire Fighting

Advanced Fire Fighting

  • Đã xem: 1418
DESTINY OF MANY...

DESTINY OF MANY...

  • Đã xem: 1342
Chữa cháy PM200

Chữa cháy PM200

  • Đã xem: 1438
Thực tập chữa cháy

Thực tập chữa cháy

  • Đã xem: 1611
Superior Foam Test

Superior Foam Test

  • Đã xem: 1376
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Hòm thư góp ý
Hiệp hội PCCC VN
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập644
  • Máy chủ tìm kiếm638
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay153,200
  • Tháng hiện tại3,949,900
  • Tổng lượt truy cập28,189,367
Tạp Chí PCCC
Tạp chí PCCC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây