Cấp nguy hiểm cháy là tính chất đặc trưng, làm phát sinh và phát triển các yếu tố nguy hiểm của việc cháy nổ trong cấu kiện xây dựng. Theo đó, được phân loại thành 4 cấp rõ ràng:
Cấu kiện xây dựng được thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc Việt Nam hiện hành hoặc tương đương.
a) Cấp K0 – nếu cấu kiện được chế tạo chỉ từ vật liệu không cháy;
b) Cấp K1 – nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch1, BC1, SK1;
c) Cấp K2 – nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch2, BC2, SK2;
d) Cấp K3 – nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo chỉ từ các vật liệu có một trong các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy là Ch3, BC3, SK3
CHÚ THÍCH:
Cấu kiện tường kính bao che (facad) được coi là cấu kiện có cấp nguy hiểm cháy K0, nếu các bộ phận của nó (bao gồm cả bộ phận liên kết với nhà) được làm từ vật liệu không cháy. Cho phép không xét đến các mạch chèn bịt và lớp phủ mặt ngoài có chiều dày nhỏ hơn 0,3 mm (nếu có)
Bậc chịu lửa là mức độ chịu lửa của nhà, công trình được xác định bởi giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.
Đặc trưng phân bậc của nhà, công trình và khoang cháy được xác định bởi giới hạn chịu lửa của các kết cấu/cấu kiện sử dụng để xây dựng nhà công trình và khoang cháy đó. (Điều 1.4.4 QCVN 06:2023/BXD)
Bậc chịu lửa ký hiệu lần lượt là I, II, III, IV, V theo mức độ giảm dần về khả năng chống lại sự phá huỷ trong điều kiện cháy.
Việc hiểu rõ tính nguy hiểm cháy và bậc chịu lửa của cấu kiện xây dựng là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cháy cho các công trình. Đây không chỉ giúp người xây dựng chọn lựa vật liệu phù hợp mà còn giúp các cơ quan quản lý thiết lập các biện pháp phòng cháy, chữa cháy hiệu quả.
Nguồn tin: tm-pccc.com
Ý kiến bạn đọc