TCVN 48-1996

TCVN 48-1996

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY DOANH NGHIỆPTHƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. PHẠM VI ÁP DỤNG.

1.1. Tiêu chuẩn này quyđịnh những yêu cầu cơ bản về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho các doanhnghiệp thương mại và dịch vụ( sau đây gọi tắt là doanh nghiệp thương mại) thuộcbộ thương mại.

1.2. Tiêu chuẩn này khôngáp dụng cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng có tính chất nguyhiểm về cháy nổ như: xăng dầu, khí hoá lỏng, hoá chất dễ cháy nổ….

 

2. TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN

- TCVN 2622-1995-PCCC chonhà và công trình

- TCVN 4245-1995-Quy phạmkỹ thuật an toàn và vệ sinh trong sản xuất, sử dụng axetylen, oxy để gia côngkim loại.

- TCVN 3146-1986-Côngviệc hàn điện (yêu cầu về an toàn)

- 20 TCN25-1991-Đặt đườngdẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng- Tiêu chuẩn thiết kế.

 

3. YÊU CẦU CHUNG

3.1. Các doanh nghiệpthương mại phải căn cứ vào tính chất của mặt hàng; địa điểm và các hình thức tổchức kinh doanh……của đơn vị và căn cứ vào yêu cầu trong tiêu chuẩn này để banhành các quy định cấp cơ sở, văn bản hướng dẫn, hoặc nội quy PCCC, phương ánchữa cháy, cấp cứu người bị nạn, giải quyết hậu quả sau vụ cháy….. sao cho phùhợp với tình hình, đặc điểm sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Chú thích: Các doanhnghiệp có các cơ sở sản xuất, chế biến cửa hàng kinh doanh phân tán, nhỏ, lẻ códiện tích dưới 50m2 thì chỉ cần ban hành văn bản ở dạng hướng dẫnhoặc nội quy PCCC.

3.2. Phương án PCCC cấpcơ sở do doanh nghiệp soạn thảo trước khi ban hành phải thông qua cơ quan PCCCđịa phương.

 

4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH

4.1. Trên toàn khu vựcđất đai thuộc địa điểm của doanh nghiệp phải được giữ gìn phong quang, sạchđẹp.

Đường đi lại, lối ra vàogiữa các ngôi nhà, các công trình, tới các nguồn nước chữa cháy phải được thôngthoáng, không để bất kỳ một chướng ngại vật nào.

Khoảng cách giữa các ngôinhà và các công trình phải  giữ đúng theothiết kế đã được duyệt.

Cấm xây chen hoặc chất,xếp hàng dễ cháy trong khoảng cách phòng cháy giữa các ngôi nhà và công trình.

4.2. Những khu vựccửa  hàng và kho chứa thường xuyên đưahàng đến dồn dập với khối lượng lớn cần phải :

4.2.1. Dành riêng 1 nơiđể nghiệm thu, phân loại, bao gói ,bảo quản, chế biến lại…

4.2.2. Chìa khoá của mỗigian kho, cửa hàng phải đánh số thứ tự. Phải có quy chế quản lý chìa khoá đểbảo vệ tốt hàng hoá và khi cần có thể sử dụng được ngay.

4.3. Các gian nhà kho,cửa hàng có diện tích trên 100m2 phải có ít nhất 2 cửa ra vào riêngbiệt và cánh cửa phải mở ra phía ngoài.

Cấm ngăn thành nhiều giannhỏ phía trong mà mỗi gian không có cửa trực tiếp ra ngoài.

4.4. Kết cấu kho trạm,cửa hàng, phân xưởng phải bảo đảm vững chắc và phù hợp với tính chất, đặc điểmcủa từng loại mặt hàng và quy trình công nghệ sẽ được tiến hành.

4.5. Các kho, trạm,cửahàng lớn cần phải có giải pháp kiến trúc và kỹ thuật nhằm ngăn chặn cháy lan,hạn chế thiệt hại do cháy xảy ra.

4.6. Khi xây dựng, cảitạo, hoặc mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải căn cứ vào TCVN 2622-1995 vàphải  có sự thỏa thuận của cơ quan PCCCđịa phương, đồng thời phải có phương án chữa cháy trong quá trình thi công.

 

5. YÊU CẦU VỀ BẢO QUẢN HÀNG HOÁ

5.1. Hàng hoá, sắp xếpbảo quản tại cửa hàng, kho, bãi phải bảo đảm:

5.1.1. Gọn gàng, ngănnắp, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.

5.1.2. Sắp xếp, bảo quảnhàng hoá theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc điểm, cùng phương phápchữa cháy giống nhau.

 5.1.3. Sắp xếp thành hàng, có lối đi ngang,dọc bảo đảm hợp lý thuận tiện. Không xếp hàng hoá và các vật chướng ngạitrên  các lối đi.

5.1.4. Loại trừ nhữngđiều kiện có thể dẫn đến tự cháy do phát sinh nhiệt, do tác dụng phản ứng hoáhọc…(không xếp hàng hóa gần bóng đèn, gần dây dẫn điện; các hàng hoá kỵ nhau sát gần nhau…).

5.2. Hàng hoá sắp xếptrong kho, bãi, trạm, cửa hàng phải để trên bục kê, ô giá. Nếu xếp chồng đốngphải xếp vững chắc, gọn gàng; phía ngoài gần cửa ra vào phải  để lối đi rộng bằng  độ rộng của cửa ra vào nhưng không được nhỏhơn 1m.

5.3. Không xếp để hànghoá dễ cháy (nhựa, phim ảnh, bông, polyme tổng hợp….) ở chân cầu thang hoặcbuồng gần cầu thang.

5.4. Việc sắp xếp hànghoá phải tạo ra lối thoát nạn thuận tiện, bảo đảm việc sơ tán người và hàng hoánhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy.

 

6.YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐIỆN, THIẾT BỊ

6.1. Hệ thống điện vàthiết bị điện bảo vệ tại các nhà kho và cửa hàng phải được thiết kế, tính toántheo đúng tiêu chuẩn 20 TCN 25-1991 và tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

Cấm tuỳ tiện lắp đặt thêmcác thiết bị tiêu thụ điện làm quá tải hệ thống điện.

6.2. Mỗi năm doanh nghiệpphải tổ chức kiểm tra hệ thống điện ít nhất 1 lần. Khi kiểm tra phải đặc biệtchú ý:

* Sự hoàn chỉnh của hệthống điện, độ tin cậy và đặc tính các thiết bị điện như: rơle, công tắc, cầuchì, cầu dao….

* Kiểm tra điện trở cáchđiện của dây cáp, dây dẫn, dây nối đất, và chống sét.

Khi kiểm tra phải ghinhận xét vào sổ kiểm tra và nếu có những hư hỏng phải đề xuất biện pháp và ấnđịnh thời gian sửa chữa.

6.3. Hệ thống điện trongcác cửa hàng, phân xưởng……có chứa các chất có khả năng gây mòn, cháy nổ  phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với môitrường của từng loại.

6.4. Các tiếp điểm trênhệ thống điện lắp đặt trong nhà kho, cửa hàng phải được nối thật chắc chắn, bảođảm chỗ nối không bị phát nhiệt, đánh lửa.

6.5. Lắp đặt các bóngđiện chiếu sáng phải gắn vào các móc treo chuyên dùng, không treo trực tiếpbằng dây dẫn và không dùng vật liệu cháy được như giấy, vải,  nilon…… để bao, che bóng điện.

6.6. Tại các phân xưởng,kho, trạm cửa hàng có sử dụng các máy móc, thiết bị để phục vụ cho sản xuấtkinh doanh như máy trục, lò sấy, máy trộn, bàn là, bếp điện…… phải tuân theonhững nguyên tắc sau:

6.6.1. Mỗi thiết bị phảicó quy trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa hoặc bản hướng dẫn sử dụng riêng vàphù hợp với yêu cầu quản lý kỹ thuật của từng loại, đồng thời phải giao cho mộtngười chịu trách nhiệm chính quản lý vận hành.

6.6.2. Các máy móc thiếtbị được bảo vệ bằng các thiết bị bảo vệ. Đặc tính bảo vệ  của các thiết bị bảo vệ phù hợp với thông sốkỹ thuật quy định cho thiết bị của xí nghiệp sản xuất ra thiết bị đó.

6.6.3. Nếu các thiết bị,dây chuyền công nghệ khi vận hành có sử dụng các chất lỏng, chất khí dễ cháythì phải thường xuyên kiểm tra độ kín của thiết bị, công nghệ đó.

6.6.4. Không vận hành cácthiết bị  công nghệ thiếu các dụng cụ đo,kiểm tra…….theo thiết kế của nhà máy chế tạo đã quy định.

6.6.5. Các thiết bị điệnđã hư hỏng không sử dụng nữa thì phải tháo ra khỏi hệ thống điện.

6.7. Hệ thống cấp nướcchữa cháy (nếu có) phải được thường xuyên kiểm tra:

6.7.1. Sự hoạt động củamáy bơm, đường ống thiết bị phun nước theo thiết kế lắp đặt.

6.7.2. Lượng nước dự trữchữa cháy.

6.7.3. Lối vào lấy nướcchữa cháy…

6.8. Hệ thống báo cháy vàbảo vệ tự động phải hoạt động tốt, chính xác.

 

7. YÊU CẦU BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA

 7.1. Mọi công việc bảo dưỡng, sửa chữa có dùngđến lửa (lửa điện, lửa trần) tại các cửa hàng, kho, trạm, phân xưởng….thuộcdoanh nghiệp đều phải có phương án phòng cháy chữa cháy cụ thể. Sau khi giámđốc phê duyệt mới được triển khai thực hiện. Trước khi thực hiện phải thông báocho Cảnh sát PCCC địa phương biết về thời gian và địa điểm tiến hành sửa chữa.

7.2. Trong khi tiến hànhbảo dưỡng sửa chữa phải giao trách nhiệm cho một người phụ trách để tổ chức, chỉ đạo và liên tục kiểm tra, theo dõiviệc thực hiện phương án. Nếu phát hiện thấy những vi phạm hoặc hiện tượngkhông đảm bảo an toàn PCCC thì phải có biện pháp cử lý kịp thời và báo chongười có trách nhiệm biết.

7.3. Trường hợp bảodưỡng, sửa chữa có sử dụng công tác hàn thì phải:

7.3.1. Sử dụng thợ hànchuyên nghiệp

7.3.2. khi hàn phải quansát xung quanh, trên dưới phải xem có vật gì có thể cháy do tia lửa hoặc vụnsắt bắn vào và phải che chắn hoặc chuyển dời các vật đi nơi khác.

7.3.3. Nếu hàn điện phảituân theo tiêu chuẩn TCVN 3196-1979.

7.3.4. Nếu hàn bằng khíaxetylen và ôxy phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4245-1996.

7.3.5. Không được hàn khi:

- Có một trong các bộphận của thiết bị, dụng cụ hàn không đảm bảo kỹ thuật.

- Ở những nơi có vậtliệu, chất lỏng, chất khí có thể gây ra cháy nổ.

- Ở trên các sản phẩm,máy móc, thùng, bể chứa mà trong đó còn có chất lỏng hơi, khí, có thể cháy nổhoặc còn áp lực, còn dòng điện………

7.3.6. Không để mỏ hàntrên các vật dễ cháy.

7.4. Sau khi  bảo dưỡng sửa chữa xong phải :

7.4.1. Thu dọn sạch sẽcác vật liệu, dụng cụ, thiết bị.

7.4.2. Kiểm tra và thửnghiệm toàn bộ máy móc, thiết bị đã bảo dưỡng, sửa chữa theo tính năng côngdụng của từng loại, kể cả dây nối đất (nếu có) nhằm bảo đảm vận hành được tuyệtđối an toàn.

7.4.3. Lập kế hoạch kiểmđịnh lại các thiết bị đo lường có trên máy móc, thiết bị như đồng hồ đo nhiệtđộ, áp suất…… (nếu có).

 

8. TRÁCH NHIỆM VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

8.1. Giám đốc các doanhnghiệp thương mại là người chịu trách nhiệm chính về công tác PCCC và có nhiệmvụ thực hiện đầy đủ các nội dung sau :

8.1.1. Ban hành các quyđịnh về PCCC cấp cơ sở, văn bản hướng dẫn PCCC hoặc nội quy PCCC cho các cửahàng, kho trạm, phân xưởng……. (sau đây gọi tắt là cơ sở) trực thuộc.

8.1.2. Tuỳ thuộc vàophương thức quản lý, địa hình, vị trí của cơ sở mà phân công, phân cấp quản lýcông tác PCCC bằng văn bản cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trực thuộc.

8.1.3. Thành lập cácđội  PCCC nghĩa vụ tại  đơn vị và tại các cơ sở trự c thuộc; thườngxuyên kiểm tra, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các đội PCCC hoạtđộng.

8.1.4. Hàng năm tổ chứctập huấn và kiểm tra, đôn đốc cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong đơn vị thựchiện nghiêm túc và đầy đủ những điều quy định về PCCC.

8.1.5. Trang bị đủ cácphương tiện PCCC theo yêu cầu về PCCC đối với các mặt hàng đang sản xuất, kinhdoanh.

8.1.6. Thường xuyên liênhệ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan PCCC địa phương để thực hiện tốt công tácPCCC của đơn vị.

8.2. Các cửa hàng trưởng,trưởng các kho, trạm, phân xưởng trực thuộc doanh nghiệp Thương mại có tráchnhiệm về công tác PCCC cụ thể khác nhau tuỳ thuộc vào sự phân công, phân cấpcủa giám đốc doanh nghiệp, nhưng về trách nhiệm chung phải là:

8.2.1. Nắm vững và kiểmtra đôn đốc CBCNV thực hiện đầy đủ các quy định, quy phạm quản lý kỹ thuật, bảohộ lao động; an toàn PCCC.

8.2.2. Theo dõi tìnhtrạng hệ thống điện, các máy móc, thiết bị…. Tổ chức sửa chữa ngay những hưhỏng, thiếu sót có thể gây ra cháy, nổ.

8.2.3. Tổ chức, quản lýchặt chẽ về mặt số lượng và chất lượng các dụng cụ, phương tiện PCCC, thiết bịthông tin liên lạc và để đúng nơi quy định, bảo đảm có thể sử dụng được ngaykhi xảy ra cháy.

8.2.4. Hết giờ làm việcphải kiểm tra, xem xét các thành viên trong đơn vị thực hiện vệ sinh côngnghiệp, ngắt  các nguồn điện sản xuất,sinh hoạt. Nếu vắng phải chỉ định người thay thế.

8.3. Cán bộ công nhânviên trong đơn vị có trách nhiệm như sau:

8.3.1. Hiểu rõ, nắm vững,thực hiện và nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện các văn bản pháp quyliên quan đến công tác PCCC có tại nơi mình làm việc,

8.3.2. Hiểu rõ các phươngán PCCC và nhiệm vu cụ thể của mình khi xảy ra cháy.

8.3.3. Nắm vững tínhnăng, công dụng và biết cách sử dụng, đồng thời có trách nhiệm giữ gìn, bảoquản các công cụ, phương tiện PCCC có tại nơi làm việc.

8.3.4. Trong khi làm việcthấy có những sơ suất, vi phạm hoặc có những hiện tượng có thể phát sinh cháy,nổ kịp thời khắc phục hoặc báo cáo ngay cho người có trách nhiệm biết để giảiquyết.

 

9. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ PCCC

9.1. Mỗi doanh nghiệphoặc cửa hàng, kho, trạm, phân xưởng…… thuộc doanh nghiệp có địa điểm ở phântán, riêng lẻ phải thành lập đội PCCC nghĩa vụ. Trường hợp số lượng người khôngnhiều (dưới 10) thì không thành lập đội, nhưng phải chỉ định một người chỉ huyvà tất cả mọi người đều phải tham gia công tác PCCC.

Người chỉ huy phải qualớp huấn luyện về PCCC của cơ quan PCCC địa phương.

9.2. Các đội PCCC nghĩavụ phải có lịch học tập, thực tập theo phương án PCCC của đơn vị mà đã thốngnhất với cơ quan PCCC địa phương và được Giám đốc phê duyệt. Đội được trang bịcác dụng cụ và phương tiện PCCC theo tính chất, đặc thù và yêu cầu về PCCC ởtừng khu vực,

9.3. Các đội viên PCCC,các quy phạm, quy định kỹ thuật; kiểm tra, hướng dẫn và nhắc nhở mọi người cùngthực hiện.

9.4. Những cơ sở nằmtrong vùng dân cư, đóng tại địa phương nào thì người chịu phụ trách cơ sở phảithường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân, với chính quyền và cơ quan PCCC địaphương để phối hợp trong công tác PCCC.

9.5. Tuỳ theo tính chất,khối lượng, đặc điểm của loại hàng hoá đang sản xuất, kinh doanh; tuỳ theo đặcthù của loại công trình kiến trúc ở tại cơ sở mà trang bị các loại dụng cụ,phương tiện PCCC cho phù hợp (với số lượng và chủng loại cụ thể do cơ quan PCCCđịa phương hướng dẫn) nhưng không được ít hơn số lượng quy định trong bảng Phụlục A ( xem Phụ lục A). Các dụng cụ, phương tiện PCCC phải để ở nơi cố định vàgiao cho từng công nhân viên làm việc gần đó chịu trách nhiệm quản lý.

9.6. Các dụng cụ, phươngtiện PCCC phải được bảo quản tốt, để tại nơi dễ thấy, dễ lấy và phải được kiểmtra chất lượng theo đúng định kỳ cho từng loại.

9.6.1. Các bình khí phảiđể ở nơi râm mát, tránh nắng, mưa…….và cứ ba tháng phải cân kiểm tra trọnglượng bình một lần. Nếu giảm 10% trọng lượng ban đầu thì phải nạp lại.

9.6.2. Cát, bao tải, chăndùng để chữa cháy phải thường xuyên khô sạch. Nếu ướt phải được phơi, sấy ngay.

9.6.3. Các dụng cụ,phương tiện chữa cháy khác như máy bơm, vòi, lăng, phuy nước, bình bọt,xô…….phải luôn ở tình trạng tốt, sẵn sàng có thể sử dụng được ngay.

9.7. Cấm sử dụng dụng cụ,phương tiện PCCC vào các mục đích khác, ngoài mục đích khác.

 

10. CHỮA CHÁY

10.1. Bất kỳ ai, đang làmviệc gì, khi phát hiện thấy cháy đều phải:

10.1.1. Dùng các biệnpháp cần thiết để báo động có cháy.

10.1.2. Báo khẩn cấp cholực lượng PCCC địa phương.

10.1.3. Báo cho độitrưởng PCCC nghĩa vụ, báo cho người phụ trách khu vực.

10.1.4. Dùng phương tiệndụng cụ chữa cháy có tại chỗ để cứu chữa.

10.2. Đội trưởng đội chữacháy nghĩa vụ có trách nhiệm.

10.2.1. Quan sát,nắm  chắc tình hình đám cháy, vận dụngcác phương án chữa cháy đã tập luyện, chọn phương án tốt nhất.

10.2.2. Tổ chức và chỉhuy lực lượng chữa cháy, triển khai phương án chữa cháy đã chọn để tiếp cận đámcháy và sử dụng dụng cụ, phương tiện chữa cháy có hiệu quả nhất.

10.2.3. Tổ chức và chỉhuy cứu hàng hoá hoặc người mắc nạn ở trong khu vực bị  đám cháy đe dọa.

10.3. Người phụ trách sảnxuất, kinh doanh tại khu vực bị cháy có nhiệm vụ:

10.3.1. Quan sát, nắmtình hình đám cháy, hội ý với đội trưởng đội PCCC nghĩa vụ về cách cứu chữa.Nếu không có sự nhất trí thì trưởng đội PCCC nghĩa vụ là người quyết định cuốicùng.

10.3.2. Kiểm tra lại xemđã báo cho lực lượng PCCC địa phương và ban giám đốc doanh nghiệp chưa. Nếuchưa phải cử người báo gấp.

10.3.3. Tổ chức bảo vệtài sản, hàng hoá tại khu cháy và xung quanh.

10.3.4. Nếu có người bịnạn thì kịp thời đưa đi cấp cứu.

10.3.5. Ngừng mọi côngviệc để tập trung vào việc chữa cháy, cứu người, bảo vệ tài sản hàng hoá.

10.4. Khi lực lượng PCCCđịa phương có mặt tại nơi cháy thì người đang chỉ huy chữa cháy phải báo cáocho lực lượng PCCC địa phương biết.

10.4.1. Tình hình, biệnpháp đã và đang thực hiện để chữa cháy, những tồn tại và khó khăn cần giảiquyết để nhanh chóng dập tắt đám cháy.

10.4.2. Về những nguyhiểm có thể xảy ra khi tiếp tục cháy lan.

10.5. Khi đã dập tắt đámcháy phải bảo vệ tốt hiện trường để điều tra, tìm nguyên nhân vụ cháy.

10.6. Sau vụ cháy, Bangiám đốc doanh nghiệp phải:

10.6.1. Tổ chức phân loạihàng hoá, lau chùi, phơi, sấy những thứ bị hư hỏng, bẩn, ẩm ướt…….. Chọn lọc,cân, đong, đo, đếm và kiểm kê để xác định sự thiệt hại cụ thể.

10.6.2. Lập phương án sửachữa kho tàng, nhà xưởng để mau chóng phục hồi lại sản xuất, kinh doanh.

10.6.3. Lập biên bản vụcháy, ghi rõ ngày giờ, nguyên nhân, sự thiệt hại, biện pháp xử lý……….. báo cáolên Sở Thương mại, Bộ Thương mại và cơ quan PCCC địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục A

SỐ LƯỢNG DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN PCCCTỐI THIỂU TRANG BỊ CHO CÁC CƠ SỞ

 

TT

Tên đối tượng cần tarng bị dụng cụ và phương tiện PCCC

Diện tích m2

Bình bột 10 lít

Bình khí Co2

Cát 1m3  xẻng 2 cái

Nước 200 lít xô (cái)

Chăn hoặc bao tải (cái)

1

Kho, cửa hàng chứa hàng hoá là vật liệu rắn không cháy

500

1

 

 

1

 

2

Kho, cửa hàng chứa hàng hoá, vật liệu rắn cháy được, kể cả chất lỏng có to C bắt cháy >450 C; nhưng phải đựng trong thùng hộp kín với  khối lượng < 500 kg.

350

1

1

1

1

 

3

Kho, cửa hàng chứa thiết bị, ôtô, xe máy

200

1

1

 

1

 

4

Phân xưởng sản xuất, chế biến có sử dụng thiết bị cơ khí, lò sấy, máy hàn…

200

1

1

 

1

1

5

Phân xưởng sản xuất, bao bì, phân loại bảo quản lại hàng hoá không dùng đến lửa

300

1

1

1

1

1

6

Khu vực nhà bếp, phân xưởng chế biến thức ăn chín

200

1

1

 

 

 

 

Chú thích: Các cửa hàng, kho trạm,phân xưởng sản xuất, chế biến, phân loại, bảo quản lại …có diện tích quy địnhtrong bảng trên thì tuỳ theo diện tích thực tế và tính chất nguy hiểm về cháymà trang bị dụng cụ, phương tiện PCCC cho phù hợp, nhưng với diện tích nhỏ nhấtcũng phải có một trong nhưng thứ đã quy định trong bảng trên.

  Thông tin chi tiết
Tên file:
TCVN 48-1996
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
T-M Co., Ltd (tmvietnam@yahoo.com)
Website hỗ trợ:
http://tmpccc.com
Thuộc chủ đề:
Tiêu chuẩn Phòng Cháy Chữa Cháy
Gửi lên:
10/04/2011 07:09
Cập nhật:
16/04/2011 07:52
Người gửi:
tmvietnam
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
N/A
Xem:
3877
Tải về:
76
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Hòm thư góp ý
Hiệp hội PCCC VN
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập252
  • Máy chủ tìm kiếm248
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay85,003
  • Tháng hiện tại5,050,263
  • Tổng lượt truy cập14,728,322
Tạp Chí PCCC
Tạp chí PCCC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây