VI.Ngăn chặn cháy lan

TT Nội dung đối chiếu Thiết kế Nội dung quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Khoản, điều, tiêu chuẩn, quy chuẩn Kết luận
1 2 3 4 5 6
VI Ngăn chặn cháy lan:        
1 Diện tích khoang cháy        
  Tầng hầm    + Diện tích một tầng cho phép trong phạm vi của một khoang cháy:
≤ 3000m2
Bảng 4
QCVN
13:2018/BXD
Đạt
  + Các tầng nổi  
   ≤2.200m2 (đối với tầng căn hộ) và được phép được tăng không quá 2 lần (≤ 4.400m2) đối với tầng dịch vụ, thương mại, văn phòng (khi có trang bị hệ thống chữa cháy tự động)
Bảng H3
QCVN
06:2010/BXD
Đạt
  Ngăn cháy theo công năng Cần ghi cụ thể các công năng ngăn cháy NTN Các phần nhà và gian phòng thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng các kết cấu ngăn cách với giới hạn chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu theo quy định hoặc ngăn cách nhau bằng các bộ phận ngăn cháy. Khi đó yêu cầu đối với các kết cấu ngăn cách và bộ phận ngăn cháy này được xem xét có kể đến tính nguy hiểm cháy theo công năng của các gian phòng, giá trị tải trọng cháy, bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà. 4.5
QCVN
06:2010/BXD
 
 
  Bố trí công năng dưới hầm   Trong các tầng hầm và tầng nửa hầm, không cho phép bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy, trừ các trường hợp được nói riêng. 4.8
QCVN
06:2010/BXD
 
  Bố trí đường ống kỹ thuật, cáp   Khi bố trí các đường ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua các kết cấu tường, sàn, vách, thì chỗ tiếp giáp giữa các đường ống, đường cáp với các kết cấu này phải được chèn bịt hoặc xử lý thích hợp để không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy theo yêu cầu của kết cấu. 4.12
QCVN
06:2010/BXD
 
 
  Trong các trần treo   Các vách ngăn cháy trong các gian phòng có trần treo phải ngăn chia cả không gian phía trên trần treo.
Trong không gian bên trên các trần treo không cho phép bố trí các kênh và đường ống để vận chuyển các chất cháy dạng khí, hỗn hợp bụi - khí, chất lỏng và vật liệu cháy.
Các trần treo không được bố trí trong các gian phòng hạng A hoặc B.
4.15
QCVN
06:2010/BXD
 
 
  Chiều cao các tường ngăn cháy   Các tường ngăn cháy, dùng để phân chia nhà thành các khoang cháy, phải được bố trí trên toàn bộ chiều cao nhà và phải bảo đảm không để cháy lan truyền từ phía nguồn cháy vào khoang cháy liền kề khi các kết cấu nhà ở phía có cháy bị sụp đổ. 4.17
QCVN
06:2010/BXD
 
  Các lỗ thông trong bộ phận ngăn cháy   Các lỗ thông trong các bộ phận ngăn cháy phải được đóng kín khi có cháy.
Các cửa sổ trong các bộ phận ngăn cháy phải là các cửa không mở được, còn các cửa đi, cổng, cửa nắp và van phải có cơ cấu tự đóng và các khe cửa phải được chèn kín. Các cửa đi, cổng, cửa nắp và van nếu cần mở để khai thác sử dụng thì phải được lắp các thiết bị tự động đóng kín khi có cháy.
4.18
QCVN
06:2010/BXD
 
  Bố trí kênh giếng kỹ thuật   Không cho phép bố trí các kênh, giếng và đường ống vận chuyển khí cháy, hỗn hợp bụi - khí cháy, chất lỏng cháy, chất và vật liệu cháy xuyên qua các tường và sàn ngăn cháy loại 1.
Đối với các kênh, giếng và đường ống để vận chuyển các chất và vật liệu khác với các loại nói trên thì tại các vị trí giao cắt với các bộ phận ngăn cháy này phải có thiết bị tự động ngăn cản sự lan truyền của các sản phẩm cháy theo các kênh, giếng và ống dẫn.
4.22
QCVN
06:2010/BXD
 
  Kết cấu giếng thang máy   Các kết cấu bao che của các giếng thang máy (trừ các giếng đã nêu trong 3.4.5) và các phòng máy của thang máy (trừ các phòng trên mái), cũng như của các kênh, giếng và hộp kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra như đối với các vách ngăn cháy loại 1 và các sàn ngăn cháy loại 3. Không quy định giới hạn chịu lửa của các kết cấu bao che giữa giếng thang máy và phòng máy của thang máy.
Khi không thể lắp các cửa ngăn cháy trong các kết cấu bao che các giếng thang máy nêu trên, phải bố trí các khoang đệm hoặc các sảnh với các vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 3 hoặc các màn chắn tự động đóng các lỗ cửa đi của giếng thang khi cháy. Các màn chắn này phải được làm bằng vật liệu không cháy và giới hạn chịu lửa của chúng không nhỏ hơn EI 45.
Trong các nhà có các buồng thang bộ không nhiễm khói phải bố trí bảo vệ chống khói tự động cho các giếng thang máy mà tại cửa ra của chúng không có các khoang đệm ngăn cháy với áp suất không khí dương khi cháy.
4.23
QCVN
06:2010/BXD
 
  Buồng chứa rác   Buồng chứa rác, ống và cửa thu rác phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật quy định riêng cho bộ phận này và các yêu cầu cụ thể sau:
- Các ống đổ rác và buồng chứa rác phải được cách ly với những phần khác của ngôi nhà bằng các bộ phận ngăn cháy; cửa thu rác ở các tầng phải có cửa nắp ngăn cháy tự động đóng kín;
- Không được đặt các ống đổ rác và buồng chứa rác bên trong các buồng thang bộ, sảnh đợi hoặc khoang đệm được bao bọc ngăn cháy dùng cho thoát nạn.
- Các buồng có chứa ống đổ rác hoặc để chứa rác phải đảm bảo có lối vào trực tiếp qua một khoảng thông thoáng bên ngoài nhà hoặc qua một khoang đệm ngăn cháy được thông gió thường xuyên.
- Cửa vào buồng chứa rác không được đặt liền kề với các lối thoát nạn hoặc cửa ra bên ngoài của nhà hoặc đặt gần với cửa sổ của nhà ở.
4.24
QCVN
06:2010/BXD
 
  Bố trí khoang đệm thang máy dưới hầm   Trong tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trước lối vào các thang máy phải bố trí các khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi cháy. 4.28
QCVN
06:2010/BXD
 
  Cửa các buồng thang bộ:   Cửa đi trên trong bộ phần ngăn cháy (tường buồng thang bộ ngăn cháy) không nhỏ hơn loại 1 đạt EI 70 Bảng 1
Bảng 2
2.4.3
QCVN 06:2010/BXD
Đạt
  Bộ tự đóng Có cơ cấu tự động đóng Cửa ngăn cháy phải có cơ cấu tự động đóng và khe cửa phải được chèn kín 3.2.11
QCVN 06:2010/BXD
Đạt
  Cửa các phòng kỹ thuật, phòng thu gom rác và các phòng kỹ thuật dưới tầng hầm   + Cửa đi trên trong bộ phần ngăn cháy (phòng kỹ thuật, phòng rác…) không nhỏ hơn loại 1 đạt EI 70
 + Các gian phòng làm việc của nhân viên trực ban và nhân viên phục vụ, cấp nước và chữa cháy bằng bơm, các trạm biến thế (chỉ với biến thế khô), kho hành lý của khách, phòng cho người khuyết tật được phép bố trí không dưới tầng thứ nhất (tầng trên cùng) của tầng hầm công trình. Các phòng nêu trên phải được ngăn cách với các phòng lưu giữ ô-tô bằng các vách ngăn cháy loại 1 (EI 45).
Bảng 1
Bảng 2
2.4.3
QCVN 06:2010/BXD
 2.2.2
QCVN 13:2018/BXD
Đạt
  Giải pháp thoát dầu khi có sự cố và hố thu dầu đối với trạm biến áp     Phần III Quy phạm trang bị điện 11TCN20-2006
III.2.107
Đạt
  Yêu cầu ngăn cháy với gara ô tô bố trí trong nhà có chức năng khác   Các gara ô-tô xây dựng trong nhà có chức năng khác phải có bậc chịu lửa không thấp hơn bậc chịu lửa của chính nhà đó và phải được ngăn cách với các gian phòng (tầng) của các nhà này bằng các tường và sàn ngăn cháy loại 1.
Cho phép ngăn cách gara ô-tô xây dựng trong các nhà nhóm F 1.3 bằng sàn ngăn cháy loại 2. Khi đó, các tầng để ở phải được ngăn cách với gara ô-tô bằng một tầng không có người ở (ví dụ, tầng kỹ thuật).
Phía trên các lỗ cửa của các gara ô-tô được xây bên trong hoặc liền kề các nhà có chức năng khác (trừ các nhà nhóm F 1.4) phải bố trí các mái đua làm từ các vật liệu không cháy. Phần đưa ra của mái đua này phải không ít hơn 1 m và khoảng cách từ mép mái đua tới mép dưới của các lỗ cửa sổ phía trên nó của các nhà trên không nhỏ hơn 4 m hoặc cửa sổ phải làm bằng vật liệu không cháy
2.2.1.5
QCVN 13:2018/BXD
 
 
  Bố trí buồng thang bộ, giếng thang máy chung   Đối với các gara ô-tô xây trong các nhà có chức năng khác, không được phép bố trí bên trong các buồng thang bộ chung và các giếng thang máy chung. Để đảm bảo mối liên hệ chức năng của gara ô-tô và nhà có chức năng khác thì các lối ra từ các buồng thang bộ và giếng thang máy của gara ô-tô phải được bố trí đi vào sảnh có lối ra chính của tòa nhà trên, đồng thời trên các tầng của gara ô-tô phải lắp đặt các khoang đệm ngăn cháy loại 1 (QCVN 06:2010) có áp suất không khí dương khi có cháy. Khi cần có liên hệ giữa gara ô-tô với tất cả các tầng của nhà có chức năng khác thì phải bảo vệ chống khói cho các giếng thang máy và buồng thang bộ phù hợp với 2.3.3.6.
Việc liên hệ các phòng lưu giữ ô-tô trên tầng có các gian phòng chức năng khác (trừ các phòng nêu trong 2.2.1.3) hoặc khoang cháy liền kề được phép thông qua khoang đệm có áp suất không khí dương khi có cháy hoặc qua màn nước phía trên lỗ cửa từ phía gara ô-tô.
2.2.1.8
QCVN 13:2018/BXD
 
  Bố trí công năng khác trong gara ô tô   Không cho phép bố trí các gian phòng thương mại, quầy hàng, kiốt, sạp hàng ... ngay trong các gian phòng lưu giữ ô-tô. 2.2.1.9
QCVN 13:2018/BXD
 
  Số tầng gara ô tô   Để di chuyển ô-tô trong các gara ô-tô nhiều tầng phải có các đường dốc, sàn dốc giữa các tầng hoặc các thang máy chuyên dụng (các thiết bị cơ khí).
Khi sử dụng kết cấu có sàn xoắn liên tục, mỗi vòng xoắn hoàn chỉnh được xem như một tầng.
Đối với các gara ô-tô nhiều tầng có các tầng lửng, thì tổng số tầng được xác định bằng số tầng lửng chia đôi, diện tích một tầng được xác định bằng tổng hai tầng lửng liền kề.
2.2.1.10
QCVN 13:2018/BXD
 
  Ngăn cách giữa các đường dốc chung   + Trong các gara ô-tô dạng kín, các đường dốc chung cho tất cả các tầng phải được ngăn cách (cách ly) trên mỗi tầng với các phòng lưu giữ xe bằng các vách, cửa và các khoang đệm ngăn cháy có áp suất không khí dương khi có cháy với:
Gara ngầm: Tường: EI90; Cổng: EI60.
Gara trên mặt đất: Tường: EI45; Cổng: EI30.
+ Khoang đệm có độ sâu đảm bảo mở được cổng nhưng không nhỏ hơn 1,5m.
Các cánh cửa và cổng trong các vách ngăn cháy và các khoang đệm phải được trang bị các thiết bị tự động đóng khi có cháy.
Trong các gara ô-tô một tầng dưới mặt đất, trước các đường dốc không sử dụng làm đường thoát nạn thì không cần bố trí khoang đệm.
2.2.1.12
Bảng 2
QCVN 13:2018/BXD
 
Đạt
  Ngăn cản tràn nhiên liệu   Trong các phòng lưu giữ ô-tô tại các lối ra (lối vào) đường dốc hoặc vào các khoang cháy liền kề, kể cả ra sàn mái (khi bố trí gara ô-tô trên mái) phải có các giải pháp ngăn ngừa khả năng nhiên liệu bị chảy và tràn ra xung quanh khi có cháy. 2.2.1.17
QCVN 13:2018/BXD
 
  Phòng lưu giữ ô tô chạy bằng khí nén tự nhiên hoặc khí hóa lỏng   Các gian phòng lưu giữ ô-tô chạy bằng khí hóa lỏng hoặc khí nén tự nhiên không được phép bố trí:
a) Trong các tầng hầm và nửa hầm của gara ô-tô;
b) Trong các gara ô-tô dạng kín ra trên mặt đất đặt trong các nhà có chức năng khác;
c) Trong các gara ô-tô dạng kín trên mặt đất có các đường dốc không cách ly;
d) Khi lưu giữ xe trong các ngăn không có lối trực tiếp từ từng ngăn ra ngoài trời.
2.2.1.32
QCVN 13:2018/BXD
 
  Bố trí khoang đệm   Trong các gara ô-tô ngầm có hai tầng hầm trở lên, các lối ra từ các tầng hầm vào các buồng thang bộ và các lối ra từ các giếng thang máy phải bố trí đi qua các khoang đệm ngăn cháy có áp suất không khí dương khi có cháy ở từng tầng. 2.2.2
QCVN 13:2018/BXD
 
  Khoảng cách từ lối vào của gara ô tô đến các nhà Đang mâu thuẫn giữa 2.2.2 và A.1 Các lối ra vào của các gara ô-tô ngầm phải cách các nhà như sau:
- Đến các lối vào các nhà ở: 100 m
- Đến các gian phòng hành khách của các bến xe, các lối vào của các tổ chức thương mại và thực phẩm công cộng: 150 m
- Đến các cơ quan và xí nghiệp về phục vụ dân sinh và các nhà hành chính: 250 m
- Đến các lối vào công viên, triển lãm và sân vận động: 400 m
CHÚ THÍCH: Khoảng cách từ lối vào đến các công trình có thể xem xét nhỏ hơn giá trị trên khi áp dụng các giải pháp kỹ thuật phù hợp đảm bảo các điều kiện môi trường và an toàn liên quan.
Bảng A.1 phải ghi cụ thể
2.2.2
Phụ lục A.1
QCVN 13:2018/BXD 
 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
VI.Ngăn chặn cháy lan
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
N/A
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Bảng đối chiếu
Gửi lên:
27/10/2020 03:47
Cập nhật:
27/10/2020 03:47
Người gửi:
admin
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
N/A
Xem:
780
Tải về:
18
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File
Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Hòm thư góp ý
Hiệp hội PCCC VN
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập729
  • Máy chủ tìm kiếm629
  • Khách viếng thăm100
  • Hôm nay153,200
  • Tháng hiện tại3,980,975
  • Tổng lượt truy cập28,220,442
Tạp Chí PCCC
Tạp chí PCCC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây